top of page

Sóng VHF là gì? So sánh micro UHF và VHF, nên chọn loại nào?

pianodanangnvl

Updated: Feb 23, 2021


Nếu bạn đã từng đi mua hoặc đi tìm hiểu về micro không dây, chắc hẳn bạn đã được người bán hàng tư vấn hỏi mua micro VHF hay UHF. Bạn không biết rằng chúng khác nhau như thế nào, nên chọn loại nào thì tốt hơn. Hôm nay, vtm Audio giải đáp đến các bạn sóng VHF là gì? So sánh micro UHF và VHF, nên chọn loại nào để sử dụng cho dàn âm thanh? Những ứng dụng chủ yếu của sóng vhf là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!


Sóng VHF là gì?

Sóng VHF là gì?

Sóng VHF là gì?


Khái niệm sóng VHF là gì?

Sóng VHF là gì? VHF là viết tắt của từ tiếng Anh Very High Frequency dùng để chỉ những dải tần vô tuyến nằm trong khoảng từ 30 MHz – 300 MHz tương đương với bước sóng có giá trị từ 10m đến 1m. Dải tần này được Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU thực hiện quy định, phân bổ.

Sóng VHF được ứng dụng lần đầu vào giữa thế kỷ thứ 20. Lúc đó thì các dịch vụ vô tuyến vẫn chủ yếu sử dụng những dải tần nằm dưới dải HF như MF hay còn được gọi là AM.

Ngày nay thì sóng VHF được ứng dụng trong rất nhiều mặt của đời sống ví dụ như quảng bá vô tuyến, các trạm di động mặt đất, hay truyền hình, sử dụng để liên lạc ở tầm xa, liên lạc hàng hải,..

Đặc điểm của sóng VHF

Đặc điểm của sóng VHF


Đặc điểm của sóng VHF

  1. Sóng VHF nằm trong dải tần cao lan truyền theo các đường thẳng và chạm đất vì thế sẽ là lý tưởng nếu sử dụng chúng trong hệ thống thông tin liên lạc trên mặt đất ở các khoảng cách gần. Tầm hoạt động của sóng VHF thì nhìn chung là xa hơn tầm nhìn thẳng từ máy phát.

  2. Sóng VHF không truyền theo đường cong của mặt đất vì thế dễ bị các vật thể lớn như núi đồi chặn lại.

  3. Không giống như tần số cao HF, VHF không bị phản xạ bởi tầng điện ly. Do đó không thể sử dụng sóng VHF ở những khu vực quá rộng mà chỉ sử dụng được trong một khu vực nhất định nào đó.

  4. Tín hiệu của sóng VHF hầu như rất ít bị ảnh hưởng bởi các tạp âm của khí quyển cũng như các dải tần số thấp hơn nó.

  5. Băng tần VHF là một trong những băng tần đầu tiên được ứng dụng cho ăng ten đủ nhỏ để có thể gắn trên các thiết bị di động, cầm tay. VHF được sử dụng nhiều cho các hệ thống thông tin liên lạc hai chiều (VHF two-way) như bộ đàm và radio liên lạc hai chiều giữa các máy bay, tàu thuyền (mục đích quân sự và phi quân sự đều dùng).

  6. Trong điều kiện thời tiết lý tưởng nhất, sóng VHF có khả năng lan truyền đi một quảng bằng đúng ống gió của tầng đối lưu nhờ vào sự khúc xạ bởi độ dốc khí quyển.

Thiết bị VHF là gì?

Thiết bị VHF là gì? Thiết bị VHF là thiết bị sử dụng sóng VHF để thực hiện chức năng của mình. Ngày nay thì các thiết bị VHF được ứng dụng chủ yếu cho các hệ thống thông tin liên lạc. Thiết bị VHF mà hàng ngày chúng ta hay gặp nhất có lẽ là micro VHF không dây hay bộ đàm.

Micro không dây VHF là một thiết bị VHF phổ biến

Micro không dây VHF là một thiết bị VHF phổ biến


Ứng dụng của sóng VHF

Sau khi tìm hiểu khái niệm sóng VHF là gì cũng như những đặc điểm lan truyền của sóng VHF chắc hẳn các bạn cũng đoán được phần nào những ứng dụng của sóng VHF trong đời sống. Thực tế thì sóng VHF có rất nhiều ứng dụng nhưng trong khuôn khổ của bài viết này thì chúng tôi chỉ đề cập đến các hai ứng dụng phổ biến và quen thuộc nhất của sóng VHF với chúng ta đó là ứng dụng trong bộ đàm và micro VHF.

1. Bộ đàm VHF

Bộ đàm là một trong những ứng dụng cực kỳ quan trọng và phổ biến của sóng VHF. Dải tần được sử dụng thường nằm trong khoảng từ 400-512MHz. Vì sóng VHF chỉ truyền tốt được ở những vị trí, không gian ít vật cản nên chủ bộ đàm VHF được sử dụng cho các công tác liên lạc trên biển hay các vùng nông thôn, đồng bằng.

Ưu điểm của bộ đàm VHF là gì?

  1. Không bị ảnh hưởng bởi mạng viễn thông công cộng: Nếu như bạn sử dụng điện thoại để liên lạc thì đôi khi sẽ gặp phải trường hợp như lỗi đường truyền, mất sóng,… nhưng với bộ đàm sử dụng sóng VHF thì lại khác. Chúng hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi hệ thống mạng viễn thông công cộng. Dù nơi bạn sử dụng bộ đàm VHF không có mạng thì chúng vẫn có thể hoạt động bình thường.

  2. Không mất thêm cước phí: Việc đầu tư cho bộ đàm liên lạc bạn sẽ nhận thêm một lợi ích nữa là chúng hoàn toàn không mất cước phí. Không giống như việc bạn gọi điện thoại di động và bị tính cước mỗi phút. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là chọn kênh phù hợp để hết nối hai hay nhiều thiết bị có cùng tần số với nhau để liên lạc.

  3. Sử dụng đơn giản: Khi cần liên lạc qua bộ đàm VHF bạn chỉ cần nhấn nút và trao đổi thông tin thì tất cả các thiết bị trong cùng hệ thống sẽ đều nhận được thông tin. Đôi khi có thể chọn kênh mục tiêu. Vì thế mà bộ đàm thường được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp hay những nơi cần thường xuyên phải trao đổi.

  4. Độ đàm VHF có thể sử dụng được ngay cả khi hệ thống thông tin liên lạc viên thông vị tê liệt do thiên tai hay vùng không được phủ sóng. Chúng là thiết bị liên lạc tốt cho những trường hợp cứu hộ cứu nạn khẩn cấp.

Ưu điểm của bộ đàm VHF là gì?

Ưu điểm của bộ đàm VHF là gì?


Bộ đàm VHF được sử dụng ở những nơi như:

  1. Liên lạc trong các môi trường nguy hiểm, dễ xảy ra cháy nổ như dầu khí, các hầm mỏ.

  2. Lực lượng vũi trang, quân đội, công an

  3. Các công ty dịch vụ bảo vệ

  4. Các nhà hàng, khách sạn, tòa nhà lớn, trung tâm thương mại

  5. Tàu thuyền trên biển

  6. Nhà máy, khu công trường, cảng biển, cảng hàng không

  7. Các đơn vị dịch vụ vận tải, taxi

Bộ đàm VHF được sử dụng cho nhiều nơi

Bộ đàm VHF được sử dụng cho nhiều nơi


2. Micro VHF

Ưu điểm của micro không dây sử dụng sóng VHF là gì?

Micro VHF không dây là một trong những dòng micro được khá nhiều người lựa chọn sử dụng cho dàn karaoke của mình. Vậy chúng có những ưu điểm gì?

  1. Đầu tiên phải kể đến chính là sự tiện lợi. Nếu như thời gian trước, các dòng micro có dây vẫn còn rất thịnh hành nhưng chúng lại có nhược đểm là rất vướng víu và khi sử dụng rất có thể sẽ bị dây làm ngã. Thì từ lúc xuất hiện các dòng micro VHF không dây đã giải quyết triệt để được vấn đề này. Khoảng cách thu phát tính hiệu của micro VHF khá xa nên dù có sử dụng trong các không gian tương đối rộng thì tín hiệu vẫn ổn định.

  2. Ít khi bị nhiễu sóng: Micro VHF hoạt động theo kênh đơn nên hầu như người dùng sẽ không gặp phải trường hợp nhiễu sóng do sử dụng nhiều micro cùng lúc.

  3. Tiết kiệm năng lượng: Một ưu điểm nữa mà micro VHF được người dùng rất thích đó là chúng tiết kiệm năng lượng. Khi sử dụng thì không phải thay pin quá thường xuyên. Nếu bạn có sử dụng chúng để hát karaoke liên tục trong thời gian dài thì cũng chẳng loa hết pin giữa chừng.

  4. Giá thành rẻ: Micro VHF là dòng micro không dây khá tốt và tiên tiến nhưng giá thành của chúng lại khá rẻ, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình Việt hơn. Vì thế mà micro không dây VHF trở thành một trong những dòng có số lượng bán nhiều nhất nhì trên thị trường.

Ưu điểm của micro không dây sử dụng sóng VHF là gì?

Ưu điểm của micro không dây sử dụng sóng VHF là gì?


Nhược điểm của micro VHF là gì?

Tuy rằng micro VHF có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó do sử dụng sóng VHF nên chúng vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  1. Thiết kế thiếu đẹp mắt: Micro VHF được sản xuất nhắm nhiều đến phân khúc giá rẻ nên thực sự thì thiết kế của nó thiếu sự chuyên nghiệp và trau chuốt. Nên nếu bạn yêu cầu cao về thiết kế, cần sự sang trọng đẳng cấp thì lựa chọn micro không dây VHF sẽ không phù hợp lắm.

  2. Phạm vi sử dụng hạn chế: Như ở phần tìm hiểu đặc điểm lan truyền của sóng VHF cũng đã đề cập, sóng VHF chỉ hoạt động tốt ở những khu vực ít vật cản vì thế nếu không gian mà bạn dùng có quá nhiều đồ vật sẽ ảnh hưởng tới khả năng thu phát tín hiệu của nó. Phạm vi hoạt động của micro VHF cũng bị hạn chế khá nhiều, thông thường thì chỉ sử dụng được khi phạm vi dưới 50m. Vậy nếu bạn muốn trang bị micro không dây cho dàn âm thanh hội trường sân khấu lớn thì chúng sẽ không đáp ứng được.

  3. Dễ xảy ra hú, rè: Dải tần của VHF thì rộng nhưng dải tần VHF sử dụng cho micro không dây thì lại bị bó hợp trong khoảng từ 150-216MHz. Vì thế mà khi sử dụng rất dễ gây ra hiện tượng hú, nhiễu cực khó chịu. Đây cũng là lý do mà các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp không bao giờ lựa chọn micro VHF để sử dụng

So sánh micro UHF và VHF

Ở bài viết trước, chúng tôi đã đề cập tới khái niệm sóng UHF là gì cũng như các kiến thức liên quan. Để hiểu hơn về phần so sánh này thì bạn có thể tham khảo lại bài viết đó. Giờ chúng ta đi thẳng vào so sánh micro VHF và UHF qua bảng dưới đây:Micro VHFMicro UHFƯu điểm– Khi sử dụng giải quyết được vấn đề dây vướng víu, Rất gọn gàng và tiện dụng.

– Sử dụng thì tiết kiệm năng lượng, pin hơn.

– Giá thành tương đối rẻ– Tiện dụng, gọn gàng, thiết kế đẹp mắt, nhiều mẫu mã.

– Hạn chế hú, nhiễu tốt hơn.

– Phạm vi sử dụng rộng, hoạt động tốt ngay cả khi có nhiều vật cản.

– Dải tần rộng không lo trùng sóngNhược điểm– Dải tần hẹp nên dễ bị hú, nhiễu, rè hơn.

– Phạm vi sử dụng hẹp, bị ảnh hưởng nhiều bởi các vật cản.– Tốn pin hơn rấy nhiều so với loại micro VHF.

– Giá thành thường đắt hơn rất nhiều micro sử dụng sóng VHF.

Vậy micro VHF và UHF, nên chọn loại nào?

Vậy micro VHF và UHF, nên chọn loại nào?


Vậy micro VHF và UHF, nên chọn loại nào?

Sau khi so sánh micro UHF và VHF chắc hẳn mỗi bạn đều có câu trả lời riêng của mình cho câu hỏi này. Nếu bạn chỉ cần sử dụng cho những không gian nhỏ, hẹp và ưu tiên về giá thành rẻ thì nên chọn micro không dây VHF. Mức giá thì trải rộng từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đều có để cho bạn lựa chọn.

Ngược lại nếu bạn không quá bận tâm về vấn đề chi phí, cần sử dụng cho những hệ thống âm thanh lớn, chuyên nghiệp thì nên lựa chọn micro không dây UHF. Nói chung về việc lựa chọn loại micro thì còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, quan trọng là yêu cầu về chất lượng cũng như mức đầu tư của khách hàng. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết lựa chọn loại nào thì có thể liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Trên đây là bài viết về sóng VHF là gì? Ứng dụng của sóng VHF và so sánh micro VHF và UHF. Mong rằng với những thông tin kiến thức mà vtm Audio chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm VHF là gì cũng như lựa chọn được cho mình bộ micro tốt nhất. Chúc các bạn thành công. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp lại các bạn vào những bài viết sau.

0 views0 comments

Comments


Post: Blog2_Post

Subscribe Form

Thanks for submitting!

(028) 3839 6368

©2021 by loatreotuong. Proudly created with Wix.com

bottom of page